Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ

Hen phế quản có thể mắc ngay khi trẻ từ 2 – 10 tuổi và có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Chính vì thế việc hiểu đúng về bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ sẽ giúp cha mẹ phòng ngừa bệnh cho bé hiệu quả.

Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ do nguyên nhân gì?

Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ chủ yếu là do virus: như virus Rhino, Corona, Influenza, virus hợp bào hô hấp RSV (Respiratory Syncytial Virus).

Ngoài ra, còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây bệnh như: bụi, bọ nhà, phấn hoa, lông vật nuôi, mốc, khói thuốc lá, khói than tổ ong… Ngoài ra, nếu bố mẹ có tiền sử hen hoặc dị ứng thì trẻ cũng dễ bị hen.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ thường có biểu hiện:

Hen phế quản ở trẻ thường biểu hiện bằng những cơn ho dai dẳng, khó thở...

Hen phế quản ở trẻ thường biểu hiện bằng những cơn ho dai dẳng, khó thở...

  • Ho dai dẳng. Khác với ho thông thường, ho do hen phế quản có thể tự khỏi nhưng có thể nặng thêm trong các điều kiện nhất định như ho nặng hơn vào ban đêm, trong giấc ngủ hoặc trước khi rạng sáng. Đôi khi ho dẫn đến ói mửa
  • Thở khò khè.
  • Thở gắng sức.
  • Nặng ngực ở trẻ lớn

Hen phế quản ở trẻ em cũng có thể biểu hiện dưới dạng viêm phế quản khó thở. Khi khó thở và ho nhiều dịch tiết ra, không giống như hen ở người lớn, cơn hen ở trẻ em bắt đầu và kết thúc không đột ngột.

Các mức độ của bệnh hen phế quản

  • Mức độ 1 (có cơn hen ngắt quãng nhẹ): thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ vẫn hoạt động bình thường.
  • Mức độ 2 (cơn hen dai dẳng nhẹ): xảy ra ở cấp độ nhẹ, triệu chứng hen xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
Tùy vào mức độ nặng - nhẹ của bệnh hen ở trẻ mà có thuốc chữa trị phù hợp

Tùy vào mức độ nặng - nhẹ của bệnh hen ở trẻ mà có thuốc chữa trị phù hợp

  • Mức độ 3 (cơn hen dai dẳng trung bình): các triệu chứng xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
  • Mức độ 4 (cơn hen dai dẳng nặng): các triệu chứng xảy ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.

Những trường hợp hen ác tính, các cơn hen liên tiếp xảy ra hàng ngày, thường nặng hơn về chiều và đêm. Trẻ bị mắc bệnh hen phế quản thường khó thở, không sốt, không lây. Bệnh hen tiến triển rất thất thường và có thể tái đi tái lại.

Biện pháp xử trí bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ

Khi trẻ lên cơn hen cấp thì cha mẹ nên đưa trẻ ra chỗ thoáng, không khí trong lành, cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở.

Nếu trẻ lên cơn hen nhẹ có thể dùng các loại thuốc ở dạng khí dung, bình xịt. Liều lượng thuốc dùng tùy theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ, nhưng phải theo sự chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị nhanh chóng bệnh

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị nhanh chóng bệnh

Nếu cơn hen nặng phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để bác sĩ kịp thời thăm khám, chẩn đoán và có loại thuốc điều trị phù hợp.

Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ có thể phòng tránh được

Để phòng bệnh hen, nên tránh những yếu tố làm khởi phát cơn hen như: lông vật nuôi, thuốc lá. Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản.

Cha mẹ nên thận trọng khi thấy con quấy khóc và ho, sau đó càng ho dữ hơn. Cần đưa trẻ đi khám ngay vì các cơn hen phế quản ở trẻ sẽ nhanh chóng nặng lên ảnh hưởng tới sức khỏe.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét